Nền Nông Nghiệp Với Thuốc Diệt Cỏ Và Thuốc Trừ Sâu

Trang chủ » BLOG » Nền Nông Nghiệp Với Thuốc Diệt Cỏ Và Thuốc Trừ Sâu
Nền Nông Nghiệp Với Thuốc Diệt Cỏ Và Thuốc Trừ Sâu post thumbnail

Bài viết dưới đây của Vietnam Express International thực sự đã nói lên tất cả. Đây chính là lý do thôi thúc chúng tôi thành lập ByNature: Đảm bảo quyền tiếp cận nguồn thực phẩm hoàn toàn tự nhiên cho người tiêu dùng và bảo vệ sức khỏe người nông dân.

Nhiều loại nông sản hiện nay được trồng với một lượng lớn thuốc trừ sâu. Thậm chí là thuốc trừ sâu bị cấm. Thật đáng buồn khi chúng ta đang phải sử dụng các loại nông sản này. Những người nông dân thì trở nên ốm yếu vì tiếp xúc nhiều với hóa chất. Đất đai đang bị hủy hoại. Và cuộc sống tự nhiên của côn trùng cũng đang dần biến mất.

Chúng tôi muốn trở thành một phần của sự thay đổi!

Những người nông dân đang bị đầu độc bởi chất độc hóa học

“Chị không biết đây là gì nhưng diệt cỏ tốt lắm” – Chị Thêu nói khi trên tay đang cầm một chai thuốc có vỏ ngoài với nội dung là thuốc diệt cỏ không chọn lọc; và nó chỉ có giá 25.000 đồng (1,1 USD). Trên thực tế, chai thuốc có chứa paraquat dichloride 210g /l – một loại thuốc trừ sâu cực độc; chúng bị cấm trong hoạt động nông nghiệp tại Việt Nam từ năm 2017.

Chị Thêu trồng rau diếp trên mảnh đất rộng 1.800 m2 ở Bắc Từ Liêm – Hà Nội. Trước đây, vợ chồng chị thuê 2.880 m2 đất ở làng Tây Tựu rộng để trồng hoa. Nhưng cuối năm 2015, trong một lần phun thuốc cho vườn, anh Hữu chồng chị bị ngất xỉu do chứng rối loạn tiền đình. Kể từ đó, tay chân anh thường xuyên run rẩy.

Với việc anh Hữu phải thường xuyên đến khám tại Khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, cộng với việc không có ai giúp đỡ, chị Thêu buộc phải từ bỏ công việc kinh doanh hoa của mình. Chị giải thích: “Hoa hồng và hoa cúc có thể chết sau vài ngày nếu không được phun thuốc”. Tuy nhiên, khi chuyển sang trồng rau, thuốc diệt cỏ vẫn là thứ không thể thiếu.

Nhiều năm qua, chị Thêu và rất nhiều nông dân Việt Nam đang bị mắc kẹt trong vòng xoáy sử dụng hóa chất nông nghiệp.

Nền nông nghiệp với thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu

Năm 1956, Việt Nam còn chưa có các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật. Vậy mà gần 44 năm sau – nửa đầu năm 2020, đất nước này đã nhập khẩu thuốc trừ sâu nhiều hơn cả xăng dầu.

Theo Tổng cục Hải quan, kể từ đầu năm nay đến ngày 15/6, Việt Nam đã nhập khẩu 308 triệu USD thuốc trừ sâu và nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm liên quan; nhưng chỉ có 249 triệu USD được sử dụng để mua xăng dầu từ nước ngoài.

Trong một báo cáo năm 2017, Ngân hàng Thế giới cho biết 50-60% nông dân trồng lúa ở Việt Nam đã sử dụng thuốc trừ sâu nhiều hơn mức khuyến cáo; 20% ​​đã vi phạm các quy định khi sử dụng các sản phẩm này. Bao gồm cả việc mua các sản phẩm bất hợp pháp, bị cấm hoặc giả mạo.

Vào giữa thập kỷ này, Tổng cục Môi trường đã cảnh báo: “Có hàng trăm điểm ô nhiễm do các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật tồn dư gây ra”; chúng đe dọa đến môi trường sống và sức khỏe cộng đồng. Cái mà chúng ta có thể gọi là một “Nền nông nghiệp với thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu”.

Thị trường hóa chất độc hại

Chất paraquat diệt cỏ có thể gây chết người đã bị cấm ở Trung Quốc từ năm 2012. Mặc dù vậy, nước này vẫn chấp thuận cho việc sản xuất loại hóa chất này để xuất khẩu. Giờ đây, Trung Quốc cung cấp đến 80% lượng paraquat của thế giới.

Paraquat và tác hại của nó đã được nghiên cứu ở nhiều nước. Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) cũng đã xác định được mối liên quan giữa paraquat và bệnh Parkinson. Đây cũng là chất độc phổ biến mà những người muốn tự tử ở các nước từ Nhật Bản đến Việt Nam hay dùng. Ở Hàn Quốc, tỷ lệ người tự tử giảm 10% sau khi chính quyền nước này cấm paraquat vào năm 2011.

Trong nhiều thập kỷ qua, nông dân Việt Nam đã phải phụ thuộc rất nhiều vào loại hóa chất chết người này để duy trì kế sinh nhai. Chính phủ đã loại bỏ nó khỏi danh sách các sản phẩm chăm sóc cây trồng hợp pháp vào năm 2017. Tuy nhiên, người ta không quan tâm đến hóa chất bên trong những chai thuốc. Điều duy nhất họ quan tâm là khả năng diệt cỏ.

Chỉ với một vài cái nhấp chuột vào phần “Công cụ làm vườn” của một trang thương mại điện tử phổ biến tại Việt Nam, người ta đã có thể dễ dàng mua được loại hóa chất gây chết người này.

Nông dân sử dụng hóa chất vô tội vạ

Với 600 m2, Thêu sẽ chỉ cần 1 chai, nhưng chị lại sử dụng đến 3 chai để đề phòng. Có lần, chính quyền địa phương đã đưa chị những gói thuốc diệt cỏ sinh học; nhưng chúng vẫn còn nằm đó sau 6 mùa thu hoạch. “Tôi không biết liệu nó có tốt cho sức khỏe của tôi hay không, nhưng nó không quá hiệu quả như sản phẩm mà tôi đang sử dụng” – Thêu cho biết.

Cách đó 2.000 km, ngược về Đồng bằng sông Cửu Long, chúng tôi tìm gặp anh Phạm Biên – 50 tuổi. Anh đang đứng giữa cánh đồng rau của mình ở một cù lao trên dòng sông Hậu. 

Nếm thử sương muối trên rau và cảm thấy xót xa. Anh ngay lập tức tưới nước cho cánh đồng rộng hơn 2.000 m2 của mình. Khu đất được anh thuê từ người dân tộc Chăm với giá 5 triệu đồng/năm (216 USD); dùng để trồng rau và trái cây; nằm ở xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Sau khi tưới nước, anh lấy từ trong lều ra 2 chai thuốc: Chai đầu tiên – anh gọi là “đầu trâu” – có chứa paraquat, giá 100.000 đồng (4,3 USD). Chai còn lại nắp màu xanh, có chứa glyphosate – cũng là một hóa chất bị cấm.

Anh Biên thừa biết rằng nếu bị kiểm tra, rau của anh sẽ được phân loại vào nhóm nông sản nhiễm hóa chất. “Nếu rau có vấn đề gì, tôi chỉ cần đưa mẫu rau đến cửa hàng; họ sẽ chỉ cho tôi. Miễn là nông dân có nhu cầu, các cửa hàng địa phương đều sẽ cung cấp cho chúng tôi những loại thuốc trừ sâu mạnh nhất và hiệu quả nhất” – Anh Biên nói. 

Những lý do thường thấy

Rau xanh có vòng đời một tháng, đối với rau thơm là 1,5 tháng. Anh Biên than phiền giá rau “rẻ bèo” lại còn dễ sâu bệnh. Đây là lý do tại sao anh phun thuốc trừ sâu khoảng 10 lần trong mỗi chu kỳ 40-50 ngày; nghĩa là bốn ngày một lần. Chỉ trong tuần trước, anh ấy đã phun thuốc đến 3 lần.

Nếu muốn biết hóa chất có hiệu quả hay không, bạn chỉ cần nhỏ một giọt lên ngón tay và nếm thử. Vị càng mặn thì thuốc trừ sâu càng mạnh.

Trước đây, Anh Biên cũng đã tham gia các lớp tập huấn nông nghiệp ở địa phương. Anh cho biết, tại đây, người nông dân được khuyến cáo sử dụng thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu sinh học. “Nhưng chúng đắt tiền và mất nhiều thời gian để có hiệu quả; còn sâu bọ thì chỉ chết sau khi ăn lá”, anh Biên lắc đầu.

Cả chục năm trời trồng rau trên cù lao, anh Biên không còn thấy bọ rùa, châu chấu hay ễnh ương nữa. Anh tin rằng, tất cả các loài thiên địch đã chết do thuốc trừ sâu cùng với các loài sâu bệnh.

Việc tiêu thụ nông sản

Người nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long cũng không quan tâm lắm về việc 5 tấn rau hàng tháng của mình sẽ đến những đâu. Một số được đưa đến chợ Châu Long, từ đó phân tán ra khắp thị xã Châu Đốc. Số khác được vận chuyển vào phía Nam TP. Cần Thơ. Hơn 50% rau củ sẽ được giao đến TP. HCM. Đây là nơi sinh sống của hơn chín triệu công dân. Nông dân địa phương chủ yếu sinh sống và canh tác tại các huyện Củ Chi, Hóc Môn và  Q.12. Họ chỉ cung cấp được từ 20-40% nhu cầu cho cư dân đô thị. Số còn lại được nhập từ các tỉnh phía Nam như An Giang, Lâm Đồng, Tây Nguyên, v.v.

Những nguyên nhân chủ yếu
Ý thức người nông dân

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới tiết lộ thêm rằng, sau khi sử dụng, các lọ hóa chất sẽ được người nông dân để lại luôn ngoài đồng; điều này làm cho lượng thuốc trừ sâu còn sót lại ngấm vào đất và nguồn nước địa phương. Trong năm 2013, chỉ có 17% nông dân được khảo sát cho biết họ đã xử lý hoặc tái chế các bao bì như vậy đúng cách.

Theo anh Huỳnh Tấn Đạt – người đứng đầu Cục bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, việc quản lý những nông dân mua và sử dụng hóa chất bất hợp pháp là rất khó khăn vì nó thuộc sở hữu cá nhân. “Theo quy định của pháp luật, những sản phẩm này bị cấm lưu hành trên thị trường nhưng người nông dân vẫn tiếp tục sử dụng do thiếu ý thức”, anh Đạt nói thêm.

Thiếu sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý

Bà Lưu Thị Hằng – người đứng đầu bộ phận pháp chế thuộc Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội cho biết, hình phạt chỉ giải quyết được phần nổi của tảng băng trôi. Bà nói: “Đối phó với các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu bất hợp pháp phụ thuộc vào các cơ quan chức năng và đặc biệt là nhận thức của cộng đồng”.

Các nhà nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho biết, một trong những vấn đề đáng lo ngại trong khâu quản lý thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam là “thiếu sự giám sát chặt chẽ về quy định; các khuyến khích kinh tế cũng như năng lực kỹ thuật, tài chính và quy mô (đặc biệt là đối với các hộ sản xuất nhỏ)”. Tổ chức này đề nghị Việt Nam khuyến khích nông dân sử dụng các phương pháp gieo trồng mới để giảm chi phí và ô nhiễm mà không ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

Lựa chọn nông sản thuận tự nhiên là đang bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình. Đồng thời góp phần bảo vệ những người nông dân khỏi tác hại của thuốc trừ sâu và hóa chất nông nghiệp.

Email: info@bynature.vn

Website: bynature.vn

facebook.com linkedin.com twitter.com
Categories:

Leave a Reply

Bài viết liên quan

Artichoke tea - tra atiso thien nhien Trà Atisô Thiên Nhiên
Trà atisô đã có từ rất lâu, với một lịch sử lâu đời và thú
ByNature - Greenhouse City - greenhouses - thanh pho nha kinh Đà Lạt – “Thành Phố Nhà Kính”?
Đây là lần đầu tiên tôi đến Đà Lạt, trước đây Christian (chồng tôi) luôn
ByNature Regenerative Agriculture Tầm Quan Trọng Của Nông Nghiệp Tái Sinh Đối Với Con Người Và Hệ Sinh Thái
Tầm quan trọng của nông nghiệp tái sinh Con người là một sinh vật của