Lãng phí thực phẩm không chỉ là vấn đề về đạo đức, mà nó còn ảnh hưởng đến môi trường sống của chúng ta. Hơn nữa, điều này đã trở thành yếu tố thúc đẩy nhiều người bắt đầu quan tâm đến việc làm thế nào để góp phần giảm lãng phí thực phẩm.
Trong phần đầu tiên của bài blog lần này, chúng tôi sẽ sử dụng Mỹ làm ví dụ.
Theo rts, thế giới lãng phí 1,4 tỷ tấn thực phẩm mỗi năm. Riêng Mỹ đóng góp nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác với 40 tấn. Số lượng tương đương 650 quả táo cỡ trung bình được ném ra mỗi năm/người. Chất thải thực phẩm tại các bãi chôn lấp của Mỹ chiếm 22% tổng số chất thải rắn đô thị.
Theo ước tính, có 35 triệu người Mỹ (trong đó có 10 triệu trẻ em) bị mất an ninh lương thực. Trong tình hình suy thoái kinh tế, con số này dự kiến sẽ tăng lên 50 triệu người.
Trước một lượng lớn người dân không có đầy đủ thức ăn đặt ra câu hỏi tại sao tình trạng lãng phí thức ăn lại diễn ra quá nhiều. Một trong những nguyên nhân chính gây lãng phí thực phẩm là sự hư hỏng. Đây có thể thực sự là vì thực phẩm đã bị hỏng và không ăn được, hoặc đơn giản là do người tiêu dùng hiểu sai nhãn mác. 80% người Mỹ ném thực phẩm đi vì họ hiểu sai các nhãn: “sell by”, “use by”, “expires on”, “best before/by”, những nhãn này đều có xu hướng khiến mọi người nhầm lẫn và để đảm bảo an toàn, họ ném thức ăn đi.
Thời gian tiêu thụ – Sell by date: Đây là dấu hiệu cho nhà bán lẻ biết khi nào nên lấy sản phẩm ra khỏi kệ, cho phép người tiêu dùng luôn nhận được sản phẩm có chất lượng cao nhất.
Sử dụng trước ngày – Use by date: Đây là ngày mà nhà sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm là tốt nhất. Nó không có nghĩa là sản phẩm không an toàn để tiêu thụ sau ngày này.
Ngày hết hạn – Expires on date: Không giống như “Nên sử dụng trước ngày – best before date”. Sau ngày hết hạn, thực phẩm có thể sẽ không còn hàm lượng chất dinh dưỡng như trước nữa.
Sử dụng tốt nhất đến ngày – Best before/by date: đề cập đến chất lượng và hương vị của sản phẩm, chúng không nói về an toàn thực phẩm mà nói về độ tươi ngon của sản phẩm.
Một số quốc gia đi đầu về chống lãng phí thực phẩm
Chúng ta có trách nhiệm giữ cho việc lãng phí thực phẩm ở mức thấp nhất có thể. Một số quốc gia đi đầu trong phong trào chống lãng phí thực phẩm có thể kể đến như:
Pháp: Năm 2016, chính phủ Pháp đã cấm việc lãng phí của các cửa hàng thực phẩm. Các cửa hàng này phải tặng thực phẩm còn dùng được cho các tổ chức từ thiện hoặc các tổ chức khác. Chính phủ nước này cũng phân bổ quỹ đầu tư để thúc đẩy việc canh tác và gieo trồng rừng bền vững trên khắp thế giới.
Na Uy: Chính phủ Na Uy và ngành công nghiệp thực phẩm đã ký một thỏa thuận cắt giảm một nửa rác thải thực phẩm vào năm 2030. Hơn nữa, người tiêu dùng cũng được hướng dẫn về cách đọc hiểu nhãn mác, các nhà bán lẻ cũng thực hiện hành động tặng hoặc giảm giá thực phẩm.
Đan Mạch: “Ngăn chặn lãng phí thực phẩm” (Stop Spild Af Mad) là một tổ chức phi lợi nhuận đã giúp giảm đến 25% tình trạng lãng phí thực phẩm ở Đan Mạch chỉ trong 5 năm nhờ sự hợp tác giữa chính phủ, cửa hàng thực phẩm, truyền thông và người tiêu dùng.
Nhật Bản: Không giống như các quốc gia khác, Nhật Bản không có nhiều đất nông nghiệp, nhưng lại có vấn đề lãng phí thực phẩm nghiêm trọng. Đầu năm 2000, Nhật Bản đã bắt đầu hành động để chống lãng phí thực phẩm với tổ chức “Second Harvest” – tổ chức chuyên phân phối lại thực phẩm từ cửa hàng thực phẩm cho những người có nhu cầu. Hơn nữa, luật tái chế thực phẩm đã được thực hiện để chuyển rác thải thực phẩm đến các trung tâm chuyển đổi rác thải thực phẩm thành phân trộn, thức ăn gia súc và năng lượng.
Hàn Quốc: chỉ trong 4 năm, Hàn Quốc đã giảm 10% lượng rác thải hay nói cách khác là 300 tấn mỗi ngày. Họ tiến hành một cách tiếp cận hơi khác, nhưng rất hiệu quả so với các quốc gia trên: thu phí tái chế thực phẩm. Có những thùng rác xung quanh thành phố Seoul, bạn đến đó và trả tiền. Rác thải sau đó được chuyển hóa thành thức ăn gia súc và năng lượng. Dự án trở nên nổi tiếng đến mức được nhân rộng ra nhiều thành phố khác trên khắp đất nước.
Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm chống lãng phí thực phẩm, mặc dù trong tổng thể một kế hoạch lớn, những nỗ lực của chúng ta có thể là không đáng kể. Tuy nhiên, tất cả những sáng kiến nhỏ được phát triển và kết hợp lại sẽ tạo nên sự khác biệt. Tại ByNature, chúng tôi tự hào nói rằng chúng tôi có rất ít hoặc thực sự không có rác thải thực phẩm. Những sản phẩm chưa bán được thường được chia cho nhân viên của chúng tôi và những sản phẩm có thể bị héo trong quá trình vận chuyển, lá chuối (bao bì vận chuyển) thì được dùng cho việc ủ phân trộn.
Nguồn: foodhero
Đọc thêm: Hướng đi xanh và phát triển bền vững
Email: info@bynature.vn
Website: bynature.vn